Anh Nguyễn Minh Triết: Cần chú trọng phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên
Cô T.T.H (40 tuổi), giáo viên một trường THPT chuyên ở Đồng Tháp, cho biết đầu năm học có mở một lớp dạy thêm ngữ văn dành cho các em đang học 12. Sĩ số lớp khoảng 15 người, hầu hết là các em có định hướng chọn môn văn vào tổ hợp 3 môn thi tốt nghiệp THPT năm nay. Hiện, lớp đã nghỉ theo tinh thần thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm.Theo cô H., riêng môn ngữ văn, nếu cách dạy của thầy phù hợp thì trò sẽ có cảm hứng học tập, tiếp thu kiến thức hơn. Lớp của cô có nhiều học sinh đã tham gia học thêm từ lớp 10. "Học sinh thích cách truyền đạt, phương pháp giảng dạy nên rất muốn tôi nhanh làm thủ tục đăng ký kinh doanh để dạy lại. Tuy nhiên, khi ra chỗ đăng ký thì mọi người nói là chưa có hướng dẫn cụ thể. Nên từ 14.2 tới nay là chưa làm gì được, buộc phải chờ thêm", cô H. tâm sự. Cô H. nói tiếp: "Lúc này, không chỉ giáo viên mà học sinh 12 cũng đang rất nóng lòng vì chuyện dạy thêm, học thêm. Nhiều em ra trung tâm học thêm đăng ký nhưng nhiều nơi đã quá tải. Thành ra, có em đăng ký được, có em không. Những em tự học thì bảo đang gặp rất nhiều khó khăn, vì không thể tự giải đề (thi thử), không biết trọng tâm ôn tập. Trong khi đó, những em đăng ký được thì phải chịu cảnh lớp học đông đúc, ôn luyện lại từ đầu theo lộ trình của trung tâm". Là giáo viên, cô H. trăn trở khi thấy nhiều em ham học thật sự luống cuống tìm nơi học thêm. Cô H. nói: "Đáng lẽ lúc này các em lớp 12 đang tập trung ôn tập, củng cố kiến thức chứ không phải tất tả đi nhiều nơi để kiếm chỗ học thêm. Nếu Thông tư 29 có hiệu lực sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay hoặc đầu năm học mới thì đã hợp lý hơn".Theo cô H., thời điểm này, đa số các trường bước vào thi giữa học kỳ 2, không còn bao lâu nữa sẽ thi tốt nghiệp THPT. Đáng nói, đây là năm đầu tiên các em học, thi theo Chương trình GDPT 2018. Việc học thêm bị đứt quãng, thay đổi môi trường học thêm khiến cho nhiều em rất lo lắng, sợ ảnh hưởng tới kết quả thi cử. Trong khi đó, thầy N.T.N (43 tuổi), giáo viên một trường THPT ở Hậu Giang, cho biết trường nằm ở vùng nông thôn. Từ trước đến nay, các lớp học thêm đều do thầy cô trong trường dạy. Khi Thông tư 29 có hiệu lực, các giáo viên dừng dạy thêm, học sinh rơi vào thế khó. Vì ở vùng quê không có trung tâm dạy thêm. "Điển hình như trường chúng tôi, các em học sinh muốn đến trung tâm dạy thêm phải đi lên thị xã hoặc thành phố, gần nhất cũng khoảng 20 km. Điều này rất bất tiện, nên khi các thầy cô dừng dạy thêm, các em học sinh lớp 12 hiện nay đều chọn cách tự học ở nhà", thầy N. nói.Theo thầy N., khi thông tư có hiệu lực thì tất cả giáo viên trong trường đều tuân thủ. Lúc này, khi học sinh tự học, thầy cô luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, giải đáp những thắc mắc qua điện thoại hoặc lúc các em đi học chính khóa. Tuy nhiên, cách này không thể nào truyền đạt kiến thức một cách cặn kẽ, đầy đủ.Vì vậy, việc học sinh vùng nông thôn tự học tại nhà khiến giáo viên lo ngại, nhất là khả năng vào đại học. Thầy N. bộc bạch: "Tôi theo nghề giáo 19 năm, đã nhiều năm làm chủ nhiệm lớp 12. Thực tế cho thấy, phần lớn học sinh đậu vào đại học đều có học thêm. Học sinh tự học là có nhưng rất khiêm tốn. Đáng nói, chỉ có những em đi học thêm, thậm chí là học thêm cả 3 môn tổ hợp, mới đậu vào những ngành lấy điểm cao như quân đội, công an, y dược, gần đây là sư phạm".Theo thầy N., việc quản lý dạy thêm, học thêm là rất cần thiết. Song, có những quy định chung trong Thông tư 29, nếu áp dụng đối với tất cả đối tượng học sinh thì chưa thật sự phù hợp. Chẳng hạn như việc quy định mỗi môn học chỉ được tổ chức dạy thêm trong nhà trường không quá 2 tiết/tuần. Lý giải điều này, thầy N. cho biết dựa vào thành tích học tập, giáo viên sẽ "khoanh vùng" được những học sinh có học lực ở mức chưa đạt. Nếu những em này có nhu cầu tăng cường học thêm để cải thiện thành tích, mong muốn học 4-5 tiết trên tuần để bồi dưỡng kiến thức, nhưng giáo viên chỉ dạy được 2 tiết/tuần thì đúng là chưa đáp ứng được nguyện vọng của các em.Tương tự, đối với những em có học lực ở mức trung bình – khá cũng vậy. Nếu các em có nguyện vọng tăng tốc học thêm để phấn đấu vào đại học mà giáo viên cứ đều đều, dạy hết 2 tiết/tuần rồi nghỉ thì chẳng khác nào là "người đưa đò nửa vời", chưa làm hết vai trò, trách nhiệm của mình. Theo thầy N., điều này gây khó xử cho giáo viên và thiệt thòi cho học sinh, nên ông rất mong sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt, hợp lý hơn.Phòng ngừa đột quỵ tim và các biến chứng tim mạch trong mùa lạnh
Theo Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA), xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã vượt 2 tỉ USD chỉ sau 2,5 tháng. Trong 15 ngày đầu tháng 3, khi giá cà phê trên thị trường thế giới tăng cao đã kéo kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam cũng tăng mạnh. Đặc biệt, mặt hàng cà phê arabica xuất khẩu lên tới 6.805 USD/tấn, cao nhất từ trước đến nay. Nhờ giá cao nên lượng cà phê xuất khẩu đạt 5.661 tấn, tăng đến 58% về lượng và giá trị trên 38,5 triệu USD, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, mặt hàng chủ lực của cà phê Việt Nam là robusta có giá xuất khẩu bình quân 5.392 USD/tấn; sản lượng xuất khẩu 73.572 tấn, kim ngạch gần 397 triệu USD, giảm 20,6% về lượng nhưng tăng 31,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 15 ngày đầu tháng 3, lượng cà phê nhân của Việt Nam xuất khẩu 82.262 tấn, giảm 16,6%; kim ngạch đạt gần 453 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2024.Tại các tỉnh Tây nguyên, trong giai đoạn nửa đầu tháng 3, giá cà phê có lúc chạm đến cột mốc kỷ lục của năm 2024 là 135.000 đồng/kg. Nhưng mức giá này không giữ được lâu và sau đó hạ nhiệt theo xu hướng chung của thị trường thế giới. Đến ngày hôm nay (20.3) khi thị trường thế giới tăng nhiệt trở lại, giá cà phê một lần nữa quay trở lại mức kỷ lục 135.000 đồng/kg. Theo VICOFA, cơn sốt giá cà phê hiện nay có nhiều yếu tố tác động nhưng chủ yếu vẫn do cung thấp hơn cầu. Bên cạnh đó, tại Việt Nam nhiều nông dân vẫn bán cầm chừng chứ không bán ồ ạt ngay sau vụ thu hoạch như trước kia. Điều này khiến nguồn cung cà phê của Việt Nam luôn ở mức thấp.Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15.3, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt gần 398.000 tấn, giảm 15,2% nhưng kim ngạch đạt trên 2,1 tỉ USD, tăng 46,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Với mức giá tốt như hiện tại, dự báo xuất khẩu cà phê cả năm 2025 có thể đạt tới 6 tỉ USD.
Đội tuyển Olympic Việt Nam và HLV Park Hang-seo: Tinh thần khởi nghiệp
Tuổi càng cao thì nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến càng tăng, hầu hết được phát hiện ở nam giới trên 65 tuổi. Có một hoặc nhiều người thân mắc ung thư tiền liệt tuyến cũng là yếu tố nguy cơ.
Chiều nay 4.3, TS Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), đã ký ban hành công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành đề nghị chấn chỉnh hoạt động quảng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.Tại công văn, Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho biết đã nhận được phản ánh từ một số cơ quan, đơn vị và cơ quan báo chí liên quan đến quảng cáo về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Trong đó, một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quảng cáo trên các trang mạng xã hội, có thực hiện quảng cáo "kỹ thuật lọc máu công nghệ cao loại bỏ mỡ máu giảm nguy cơ đột quỵ...". Lãnh đạo Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị Sở Y tế TP.HCM kiểm tra, rà soát nội dung liên quan đến phản ánh về nội dung quảng cáo, trong đó rà soát đối với danh mục kỹ thuật mà Bộ Y tế đã cấp phép cho bệnh viện thực hiện có trong quảng cáo.Trường hợp quảng cáo không đúng với danh mục kỹ thuật được phê duyệt, không đúng theo giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã cấp phép, đề nghị xử lý nghiêm đối với sai phạm và gửi báo cáo về cục trước ngày 11.3.2025.Với sở y tế các tỉnh, thành, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị kiểm tra, rà soát nội dung quảng cáo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý và xử lý nghiêm đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp giấy phép quảng cáo và quảng cáo không đúng với nội dung quảng cáo đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo về lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh.
Mua laptop không có hệ điều hành Windows liệu có hợp lý?
Ghi nhận của phóng viên chiều tối nay 27.1 (28 tết), hầu hết các tuyến đường trung tâm TP.HCM ngày thường đông đúc xe, đặc biệt vào giờ cao điểm thường xảy ra tình trạng kẹt xe, ùn ứ hôm nay thông thoáng. Trong khi đó, một số tuyến đường khác ngày thường không phải là "điểm nóng" kẹt xe nay lại đông đúc, có thời điểm ùn ứ trong thời gian ngắn. Lực lượng chức năng túc trực điều phối dòng xe di chuyển.Theo quan sát, lúc 18 giờ hôm nay 28 tết một số tuyến đường ở khu vực Q.8 như Bình Đông, Cao Xuân Dục, Tùng Thiện Vương… chật kín xe. Đa phần, dòng xe hướng từ khu vực Q.8 và lân cận đến khu vực chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" khiến cho chợ hoa và các tuyến đường xung quanh đông đúc.Đi xe qua cầu Chà Và nối giữa Q.8 và Q.5 chiều nay, nhìn xuống đường Bến Bình Đông, chị Thanh Vy (ngụ Q.10) vô cùng bất ngờ khi nhìn từ trên cao, đường này đông đúc."Tôi cũng không tưởng tượng được là sẽ đông như vậy. Hôm nay tôi cùng chồng đi chợ hoa ở Bến Bình Đông mua sắm, thấy đông người quá. Bình thường kẹt xe thấy khó chịu, nhưng hôm nay thì thoải mái hơn. Mình trong tâm thế mua hoa, đi dạo nên thoải mái", chị bày tỏ.Trong khi đó, đi làm từ Q.5 về nhà ở một chung cư tại Q.8, anh Duy (32 tuổi) đến khu vực đường Cao Xuân Dục (Q.8) thì chịu cảnh ùn ứ, nhích từng chút vì xe đông. Anh kể tan tầm, xe buýt, xe máy, xe ba gác chở hoa, xe ô tô… chen nhau, trong khi đường nhỏ và có nhiều xe di chuyển hướng từ đường Bến Cần Giuộc cắt ngang với đường Cao Xuân Dục."May mắn vượt qua một đoạn ngắn thì đỡ hơn, phía trước là đường Tùng Thiện Vương có các anh CSGT điều phối dòng xe. Những ngày này, lạ là đường trung tâm vắng vẻ, nhưng đường ở khu nhà tôi ở lại đông đúc vì gần chợ hoa. Xe đông nhưng không quá khó chịu vì đây là không khí tết mà", anh chia sẻ.Không chỉ ở Q.8, trưa và chiều tối nay, đường Hùng Vương, Hồ Thị Kỷ, Trần Bình Trọng (Q.10)... cũng đông đúc người và xe do người dân tìm đến mua hoa, không khí buôn bán nhộn nhịp.